Tin tức hành hương

Bảo Tháp Boudhanath

24/09/2019 Bởi:Admin
Bảo Tháp Boudhanath

Nepal có 4 di sản văn hóa thế giới được UNESSCO thừa nhận, trong đó 2 di sản thiên nhiên thế giới là Chitwan và công viên quốc gia Sagarmatha. Hai di sản văn hóa thế giới bao gồm Lâm Tỳ Ni, nơi đản sanh của đức Phật và quần thể 7 công trình kiến trúc thuộc thung lũng Kathmandu. Trong số 7 công trình này, có 3 kiến trúc thuộc cung điện lịch sử tại Kathmandu, Patan và quảng trường Bhaktapur Durbar; 2 đền Ấn Độ giáo (Pashupatinath, Changu Narayan) và 2 tháp Phật giáo(Boudhanath và Swayambhunath).

Bảo tháp Boudhanath nằm ở vùng ngoại ô thủ đô Kathmandu, thuộc về phía Đông của trung tâm thành phố. Bảo tháp Boudhanath cao 36 mét và tồn tại từ thế kỷ thứ V. Tháp Boudhanath có chiều cao 43m và đường kính đế tháp là 37m.

Bảo tháp Boudhanath

Ngôi tháp được cấu trúc theo mô hình các hình vuông và hình tròn đan xen nhau. Mỗi phần của ngôi tháp đều có ý nghĩa biểu trưng nhất định. Trên đỉnh vòm trắng của tháp là một cấu trúc hình vuông, bốn cạnh mỗi cạnh có một đôi mắt với một cái mũi phía dưới. Trên đỉnh của cấu trúc hình vuông là 13 vòng, chồng lên nhau theo hình nón cái thứ nhất lớn nhất tiếp theo tuần tự nhỏ dần lên tới đỉnh. Dựa theo phái Phật giáo Đại thừa, 13 vòng tượng trưng cho 13 tầng trời. Ngay phía trên những vòng là một cái lọng được gọi là Gajur - biểu tượng của hoàng gia.

13 vòng cấu trúc hình vuông xếp chồng lên nhau

Theo Truyền thuyết kể lại: “Có một người phụ nữ xin vua hiến đất để xây dựng một bảo tháp. Nhà vua hứa sẽ cho cô một khu đất rộng trong phạm vi bao phủ của một tấm da trâu. Và người phụ nữ ấy đã cắt một miếng da trâu thành các sợi mỏng và nối chúng lại với nhau. Rồi dùng sợi dây đó để kéo thành vòng tròn bao lấy một khu đất rộng lớn. Giữ đúng lời hứa, nhà vua đã cấp khu đất đó để xây dựng bảo tháp. Bảo tháp ấy chính là bảo tháp Boudhanath. Và trong tháp đó có chứa hài cốt của một nhà hiền triết”.

Tháp Boudhanath còn gọi là tháp Khasti hoặc Jyarung Khasyor theo cách gọi của người địa phương. Đối với cộng đồng Phật giáo Nepal và Tây Tạng, tháp Boudhanath là thánh tích Phật giáo thiêng liêng thứ hai sau Lâm Tỳ Ni. Cấu trúc của tháp được thiết kế theo đồ hình Mandala vĩ đại. Do yếu tố này, tháp Boudhanath được xem là địa điểm hành trì tâm linh quan trọng của người dân địa phương.

Toàn cảnh bảo tháp Boudhanath 

Hơn sáu thập niên qua, vào mỗi buổi sáng, Phật tử Nepal và Tây Tạng đi kinh hành, trì chú hoặc niệm Phật xung quanh tháp, làm cho tháp đã thiêng liêng trở nên sống động hơn. Theo Phật giáo Tây Tạng, đồ hình Mandala thiên nhiên của tháp Boudhanath là nơi chứa đựng các năng lượng thiêng liêng. Trong quá khứ, khi con đường mậu dịch đến miền Trung và Tây của Tây Tạng được rộng mở, các thương gia, khách du lịch và khách hành hương xem tháp này như nguồn ban phước cho hành trình và cuộc sống được an lành. Từ những thập niên 60 của thế kỷ trước, khi người tị nạn Tây Tạng đến đây xây dựng tu viện, làm kinh doanh, tháp đã trở thành trung tâm tín ngưỡng quan trọng của Phật giáo tại khu vực Hy Mã Lạp Sơn.

Tượng Phật ở trong bảo tháp

Boudhanath theo nghĩa đen của tiếng Nepal có nghĩa là bậc tuệ giác. Tháp này được quan niệm là thánh thiêng, có năng lực bảo hộ và giúp người thiện nguyện được thành tựu nhất

Người dân và các nhà sư vừa đi vừa cầu nguyện xunh quanh bảo tháp

Cấu trúc của tháp được thiết kế theo đồ hình Mandala vĩ đại.

 

Viết bình luận
VN EN