Khám Phá Các Điểm Đến Du Lịch

CÔN ĐẢO HUYỀN THOẠI

03/06/2021 Bởi:Công ty Cổ phần Dịch vụ và Du lịch Việt Phong
CÔN ĐẢO HUYỀN THOẠI

Lần nào ra Côn Đảo tôi đều vô cùng ấn tượng với những con người và cảnh vật nơi đây. Nhớ ngày xưa mỗi lần ra Côn Đảo là chỉ có tàu từ Vũng Tàu đi với trọng tải 1000 tấn với khoảng cách 97 hải lý (179km) mà đi suốt đêm với những kỷ niệm đáng sợ của người say sóng nôn ra mật xanh mật vàng. Ấy vậy mà giờ nào tàu cao tốc từ Sóc Trăng, Cần Thơ, nào máy bay từ Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ đi ra nhẹ nhàng góp phần đưa du khách đến với huyện Đảo huyền thoại này.

(Cầu tàu 914 lịch sử)

Khi xưa, hồi cầu tàu 914 còn đang sử dụng, mỗi lần tàu ra đảo thì một nửa dân số của đảo ra đón, khu vào vào lại một nửa dân số ra tiễn, đấy là câu chuyện xúc động mà người dân bản địa nơi đây kể trong một lần tôi ghé thăm. Còn giờ cầu tàu 914 đã dừng hoạt động và trở thành một điểm di tích, lịch sử gắn liền với những câu chuyện huyền thoại ngơi đây. Giờ mỗi đoàn tàu cập cảng sẽ đến cảng bến Đầm cách thị trấn Côn Đảo 12km.

(Cảng Bến Đầm, CônĐảo)

Lần nào ra Côn Đảo tôi cũng được nghe những câu chuyện và có những trải nghiệm mới mẻ khác nhau. Lần đầu ra tôi cứ nghĩ nơi đây chỉ là một hòn đảo, nhưng đến nơi rồi tôi mới biết Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 đảo lớn nhỏ, trong đó Côn Đảo là đảo lớn nhất với diện tích 51,520km2; chiều dài 15km, chiều ngang chỗ rộng nhất 9km, chỗ hẹp nhất chỉ 1km. Ngoài Côn Đảo ra thì quần đỏa còn có: Hòn Bà, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Cau, Hòn Bông Lan, Hòng Vung, Hòn Trọc, Hòn Trứng, Hòn Tài Lớn, Hòn Tài Nhỏ, Hòn Trác Lớn, Hòn Trác Nhỏ, Hòn Tre lớn, Hòn Tre nhỏ, xa nhất là Hòn Anh, Hòn Em.

Theo dòng lịch sử, côn Đảo được các nhà buôn Phương Tây biết đến Côn Đảo từ rất sớm, Sau nhiều đoàn du hành thì đến cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, nhiều lần công ty Đông Ấn của Anh, Pháp cho người tới Côn Đảo điều tra, dò xét. Năm 1702, đời chúa Nguyễn Phúc Du, Công Ty Đông Ấn của Anh ngang nhiên đổ quân lên Côn Đảo xây dựng pháo đài, cột cờ. Ngày 3-2-1705, trước sự tấn coogn của nhà Nguyễn, đoàn quân Anh đã phải rời bỏ Côn Đảo.

Vào thời nhà Nguyễn, năm 1784, Nguyễn Ánh trong khi chạy trốn Tây Sơn đã đến Côn Đảo, ông đã giam người vợ trẻ của mình là thứ phi Hoàng Phi Yến (tên thật Là Lê Thị Răm) trong một hang đá trên hòn đảo này vị việc bà chống lại việc cầu viện ngoại bang của chồng. Khi Quân tây Sơn đuổi đến Nguyễn Ánh đã để bà lại và ra khơi nhưng khi thuyền rời bến, hoàng tử Hội An, tục gọi hoàng tử Cải, con bà Phi Yến, lúc đó mới 4 tuổi không thấy mẹ bên cạnh liền khóc và muốn ở lại cùng mẹ. Trong lúc tức giận Nguyễn Ánh đã ra lệnh ném con mình xuống biển. Nên người làng cỏ Ống mới đặt câu ca: Gió đưa cây Cải về trời, Rau Răm ở lợi chịu lời đắng cay.  Bay giờ ở cỏ Ống có miếu Cậu thờ Hoàng Tử Cải và đền thờ bà Phi Yến gọi là An Sơn miếu.

Tháng 3 – 1862 người Pháp đã đưa 50 tù nhân đầu tiên ra đảo mở đầu cho 113 năm Côn Đảo trở thành địa ngục trần gian của Thế Kỷ. Côn Đảo đã trở thành Đảo Tù nổi tiếng với hệ thống nhà tù gồm 127 phòng giam, 42 xà lim, 504 phòng biệt lập như Chuồng Bò, chuồng cọp thời Pháp, chuồng Cọp Thời Mỹ và 18 sở tù quản lý để đày ải người tù làm lao dịch khổ sai, tạo nên những di tích rung rơn oan hồn như Cầu Ma Thiên Lãnh, Cầu tàu 914, Nghĩa Trang Hàng Dương,… Điều rất mỉa mai, là các nhà lao, chuồng cọp ấy thì Mỹ - Ngụy lại đặt những cái tên rất hoa Mỹ; Trại Phú Hải, Phú Sơn, Nhân Vị, Bác Ái, Phú Thọ, Phú Tường,… Vâng, đó là bản chất của sự khốn nạn! 113 năm ở Đảo Tù Côn Đảo có 20,000 tù nhân bị giết, trong đó chỉ có 1907 người có một, trong số mộ chỉ có 702 ngôi mộ có tên! Nghĩa là ở Côn Đảo, tử tù chết chồng lên nhau, bất cứ một tấc đất nào cũng có hài cốt người tù.

(Trại Phú Hải)

Ở Côn Đảo, tù nhân không chỉ là người yêu nước Việt Nam nổi tiếng như: Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân,… và các lãnh tụ Cộng Sản như: Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Tôn Đức Thắng, Lê Hồng Phong, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Phạm HÙng, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Duy Trinh,… Mà danh sách tù lưu ở Bảo Tangfdi tích Côn Đảo còn có tới 3 nhà sư: Đại Đức Thích Thành Tuệ, Thượng Tọa Thích Trí Thiện, Hòa Thượng Nguyễn Văn Đồng bị nghi là theo Cộng Sản, ngoài ra còn có cả người Trung Hoa, người Khomer, người Nhật Bản, người Lào, Thái Lan, Campuchia. Nơi đây dường như đã trở thành một nhà tù Quốc tế!

Mỗi di tích lịch sử ở Côn Đảo ẩn chứ những câu chuyện xương máu linh thiêng, bị thương và cảm động, nhiều sự tích anh hùng có thể kể lại bằng thiên tiểu thuyết đồ sộ. Như chuyện một người bạn tù trao áo cho bạn tù của đồng chí Lê Duẩn trước khi ra trường bắn, để đồng đội mình chống lại cái rét cắt xương trong chuồng cọp; rồi chuyện anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, người con gái Đất Dỏ anh dũng hy sinh vì dân tộc găm hận kẻ thù, người mà đã trở thành hồn thiêng của Côn Đảo. Cô Sáu đã trở thành linh hồn của Côn Đảo gắn liền với những câu chuyện nửa thực nửa hư khiến kẻ thù khiếp sợ, bao bọc lấy dân tộc, bao bọc lấy đồng bào gian khổ.

(Di Tích Nhà Tù Côn Đảo)

Chuyện cô Sáu linh thiêng bà con Côn Đảo kể cả ngày không hết. Nghe chuyện tôi cứ miên man nghĩ về sự tồn tại Vĩnh Cửu của con người. Cô Sáu dù ra đi khi tuổi 17 nhưng là người sống mãi trong lòng người dân. Đó là một con người Vĩnh Cửu!

(Nghĩa trang Hàng Dương)

Côn Đảo ngày nay diện mạo đã thay đổi nhưng vẫn mang trong mình những câu chuyện huyền thoại, mang trong mình linh hồn của dân tộc. Nơi đây đã và đang phát triển thành điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Tôi tin những lần ghé Côn Đảo tới đây tôi cũng sẽ nhìn thấy diện mạo mới hơn của huyện Đảo Côn Đảo! Nếu có dịp đừng bỏ lỡ cơ hội đến nơi đây!

Viết bình luận
VN EN