Khám Phá Các Điểm Đến Du Lịch

ĐẶC SẢN MIỀN TÂY NÊN THỬ MỘT LẦN

16/06/2021 Bởi:Công ty Cổ phần Dịch vụ và Du lịch Việt Phong
ĐẶC SẢN MIỀN TÂY NÊN THỬ MỘT LẦN

1 – LẨU MẮM

Nhắc đến miền Tây thì món đầu tiên tôi nhớ đến đó là Lẩu Mắm, một món ăn dân giã và đặc sắc vô cùng trong văn hóa ẩm thực của miền Tây. Lẩu mắm tổng hợp nhiều yếu tố ẩm thực mang tính đặc trưng của miền sông nước.

Nghe cái tên cũng đôi phần đoán được nguyên liệu nhưng chắc các bạn vẫn chưa biết sao mà món này lại được mình chú ý đến đầu tiên đúng không ? Cùng Du Lịch Việt Phong khám phá nào.

Nghe cái tên thôi thì bạn cũng đoán được một phần nguyên liệu rồi nhỉ, chắc chắn phải có mẳm rồi. nhưng mắm ở đây được sử dụng nhiều nhất là mắm cá linh. Nhưng thế thì chưa đủ đâu, Lẩu mắm gần như dung nạp hầu hết các loại mồi đồng “bén” như các loại: các ngát, cá lóc, ba ba, trê, rô, sặt, kèo, mè, lòng tong, trắng, chạch, lươn, ốc, ếch, tép,… Ngoài ra còn có sự góp mặt của các loài hải sản góp phần phong phú cho lẩu mắm như tôm sú, mực lá, bạch tuộc, các cơm,… đôi khi đầu bếp cũng thả vào nổi lẩu thịt bò tươi, ba rọi, nọng heo, thịt gà, thịt vịt. Đấy một nồi lẩu như thế đã đặc biệt chưa?

Chưa dừng ở đó đâu, một món lẩu nào cũng có danh mục các loài rau ăn kèm, lẩu không rau thì không gọi là lẩu nhỉ. Lẩu mắm cũng thế nhưng không cố định à nha. Các loại rau phối với lẩu mắm cũng rất nhiều tùy điều kiện và mùa, nhưng về cơ bản phải có từ 15 đến 20 loại rau thì mới đúng chất của lẩu mắm miền Tây.

Các loại rau có thể là những loại thông dụng dễ mua như: Cải ngọt, giá sống, cải xanh, rau nhút, bắp cải, mồng tơi, nấm rơm, rau muống, cải cúc, tần ô, bạc hà, cải bẹ dúm, mướp hương, rau má….; đến cả các loại rau rừng có thể tìm và hái được trong thiên như: bông lục bình, rau trai, rau đắng, rau dừa, bông điên điển, càng cua, bông súng, bông so đũa,….

Đời sống sông nước miền tây là thế đó, họ có gì ăn đó, với tất cả những gì có thể bồi được cho hợp vị từng khách đều có thể phối làm món lẩu đặc trưng duy nhất vùng.

Do nhiều nguyên liệu nên không phải lúc nào cũng có thể gọi một nồi lẩu mắm đúng chất đâu nhé. Hãy đặt trước để các nhà hàng chuẩn bị thật chu đáo và khi đó bạn mới thưởng thức được đầy đủ nhất hương vị của món đặc sản tưởng như đơn giản mà lại rất cầu kỳ này nha.

 

2 – LẨU CÁ KÈO

Nếu bạn không hợp với hương vị đặc trưng của lẩu mắm thì có thể thưởng thức món lẩu cá kèo đặc tưng của miền tây sông nước nha.

Cá kèo là loài cá sinh trưởng rất nhiều tại miền tây đặc biệt vào mùa nước nổi. Thịt cá ngọt, dai dai, phần đầu thường có vị đăng đắng nhưng béo béo, đây cũng là nét hấp dẫn khi ai trót lỡ mê ăn cá kèo.

Bạn đừng quên thưởng thức lẩu các kèo khi ghé thăm miền Tây nha.

2  - BA KHÍA

Nếu về miền tây vào mùa nước nổi thì bạn đừng quên thưởng thức Ba Khía nha. Vào thời điểm mưa nhiều thịt ba khía chắc và ngọt hơn.

Với Ba Khía miền tây thì thường hợp nhất với cách chế biến thành các món: ba khía rang muối, ba khía rang me, gỏi đu đủ ba khía kiểu Thái, hay đơn giản  như ba khía nướng thôi cũng đủ suýt xao trước món ăn dân giã này rồi.

Hãy trải nghiệm và để lại cảm nhận của bạn cho du lịch Việt Phong nha.

3 – THỊT CHUỘT

Chỉ cần nghe thịt chuột thôi là nhiều người không dám nhìn rồi. Nhưng đây là là một đặc sản miền sông nước miền tây đặc biệt tại Đồng Tháp, Cao Lãnh khi mùa nước lên.

Chuột ở đây là chuột đồng nên khá sạch nha, cứ sau mỗi mùa vụ và mùa mưa đến nước dâng lên, những ụ đất chi chít những đàng chuột đã biến thành những món ăn ngon khó cưỡng bởi bàn tay của người người dân nơi đây như: chuột xào lăn, chuột xé phay, chuột nướng, … Chuột đồng ở đây vào vụ mùa sẽ béo và thơm ngon.
 

4 – ĐUÔNG DỪA

Hàng năm, cứ vào mùa mưa là những con bọ rầy bắt đầu đục khoét vào ngon dừa để sinh trứng. Khi trứng nở thành ấu trùng, chúng bắt đầu ăn hủ dừa đến khi cây dừa héo úa cũng là lúc những con đuông dừa đã to béo, và đây chính là một trong những đặc sản của miền Tây.

Với nhiều người, việc nhìn những con đuông dừa ngọ nguậy là đã thấy lạnh sống lung rồi. Nhưng với người miền Tây thì đó là một món quà của thiên nhiên, một đặc sản mà không phải lúc nào cũng có. Tuy là loài vật gây thiệt hại vì chúng đục khoét cây dừa nhưng đuông dừa lại là nguôn nguyên liệu chính để chế biến nhiều món ăn thơm ngậy và ngon miệng của dân miền sông nước.

Đuông dừa được chế biến thành rất nhiều món: đuông dừa chiên bơ, đuông dừa ăn với rau sống, mắm me; đuông dừa hấp xôi; nhưng có lẽ đặc sắc nhất và cũng là dễ chế biến nhất là món đuông dừa ngâm mắm. Những con đuông dừa sống được thả vào bát rượu trắng để chúng bị ngộp mà thải ra các chất bẩn, sau đó đuông được rửa sạch rồi cho vào chém nước mắm ớt cay, những con đuông béo tròn cứ ngọ nguậy trong bát mắm, khi này chỉ cần gắp một con cho vào miệng cắn nhẹ cái thôi là bạn sẽ cảm thấy vị béo ngậy và thơm thơm của đuông dừa.

Nếu có cơ hội đến Miền Tây bạn đừng bỏ lỡ trải nghiệm này hen.

 

5 - BÁNH ỐNG SÓC TRĂNG

Không phổ biến như nhiều loại bánh khác của người miền Tây, bánh ống là một món ăn quen thuộc của người Khmer đặc biệt ở Sóc Trăng. Với người dân nơi đây họ có thể dùng bánh ống cho bữa sáng, bữa chiều hoặ như một thức ăn vặt ăn bất cứ lúc nào.

Người Khmer xưa rất biết tận dụng những nguyên liệu sẵn có của thiên nhiên để làm ra loại bánh đặc trưng này. Bánh ống được làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với màu của lá dứa, đường và nước cốt dừa. Khuôn bánh ngày xưa được làm bằng ống tre nhưng ngày nay để tiện dụng người dân đã đổi sang ống nhôm. Bột và các nguyên liệu được trộn với nhau và cho vào ống (khuôn) rồi đêm đặt nên năp nồi (kiểu chưng cách thủy), khoảng 2 phút thôi là bánh đã chín. KHi lấy bánh ra khỏi ống có màu xanh của lá dứa với mùi dừa thơm dịu hòa quyện với vị béo của dừa nạo và một chút đậu phộng rang trộn với ít mè. Nghe qua thấy dê thế thôi nhưng để làm bánh ống khá phức tạp mà có lẽ chỉ dân vùng này làm mới ngon được bởi bột họ phải trộn giữa các loại bột gạo theo tỷ lệ thích hợp để bánh không quá khô hoặc không quá ướt.

Đến miền tây, hãy ghé Sóc Trăng để dừng lại và thưởng thức món ăn mang đậm nét hương vị đồng quê này.

6 - BÁNH PÍA

Nhắc đến bánh Pía thì chắc hẳn ai cũng nghĩ đến bánh Pía Sóc Trăng bởi hương vị đặc trưng của nơi đây. Nhưng chắc có lẽ ít người biết rằng bánh Pía khởi nguồn từ người Hoa di cư đã đem đến miền Tây loại bánh này.

Bánh Pía nguyên thủy cuả người Hoa cđược làm từ bột mì nhào mỡ nước, nhân bánh chỉ có thịt heo và đậu xanh.

Nhưng khi bánh Pía được người dân Sóc Trăng phát triển để đến bây giờ thành một thương hiệu nổi tiếng thì bánh Pía đã được thay đổi rất nhiều. Lớp vỏ thì vẫn làm từ bột mì trộn mỡ, nước để tạo thành vỏ bánh nhiều lớp; nhâ bánh đã dùng những nguyên liệu sẵn có đặc trưng như: khoai môn, đậu xanh, lòng đỏ trứng vịt muối, và đặc biệt đó là sầu riêng.

Có thể nói để có những chiếc bánh Pía đạt chuẩn và tạo được thương hiệu như này nay bánh pía đã trải qua rất nhiều giai đoạn biến đổi để phù hợp với người Sóc Trăng với rất nhiều công đoạn chế biến tỉ mỉ từ khâu làm bột cho đến khâu nướng, làm nhân.

Nhưng một điều các bạn lưu ý là bánh không thể ăn một lúc nhiều được vì sẽ cảm giác như ngấy, béo, nhưng để nếm lai rai thì không biết chán đâu.

Thưởng thức kết hợp chút trà thì rất tuyệt vời, cắn miếng bánh lớp vỏ bong ra cảm giác hơi không nhưng rồi chạm đến nhân bánh thì mềm mềm dẻo dẻo, ngọt, ngậy và thơm vị sầu riêng; làm một ngụm trà thanh mát, chan chat để lấy lại vị rồi lai rai có khi hết túi bánh lúc nào cũng không biết.

Bánh Pía ngày này được chế biến và bảo quản rất tốt để phù hợp với thương mại. Vậy nên ghé miền Tây nhất định phải mua món quà quê này về tặng cho bạn bè và người thân nha.

Viết bình luận
VN EN