Kailash, một khối đá đen lớn, vút cao hơn 22,000 feet. Với đặc điểm riêng, Kailash là địa điểm linh thiêng được tôn sùng nhất thế giới nhưng hiếm người thăm viếng, một siêu thánh địa của cả bốn nền tôn giáo với hàng tỉ tín đồ. Tuy thế, hàng năm không có hơn một nghìn người hành hương Kailash . Sự kì lạ này được lý giải vì ngọn núi nằm ở phía tây hẻo lánh của Tây tạng. Những vùng gần đấy hoàn toàn không có máy bay, tàu hỏa, xe bus ,thậm chí ngay cả những phương tiện dùng trên vùng núi lởm chởm gồ ghề này cũng phải mất hàng tuần di chuyển rất khó khăn và đây thường là những chuyến đi đầy nguy hiểm. Thời tiết ở đây quanh năm buốt giá, có thể thay đổi đột ngột nên những người hành hương buộc phải mang theo rất nhiều đồ dự trữ cần thiết cho suốt cuộc hành trình.
Đỉnh núi Kailash
Tín đồ Phật giáo tin rằng Đức Phật đã có chuyến viếng thăm kỳ diệu đến Kailash vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, trong khi đạo Phật chỉ thâm nhập vào Tây Tạng thông qua Nepal và Ấn Độ vào thế kỷ thứ 7 sau công nguyên. Những người Phật giáo Tây Tạng gọi Kailash là ngọn núi Kang Rimphoche, hay còn gọi là "Vật báu của thời kỳ băng tuyết", Đức Phật đã để lại dấu chân của mình trên bốn góc của núi Kailash và ngăn không cho Mahakala mang ngọn núi Kailash đến vương quốc của thần Naga. Bốn dấu chân của Đức Phật được gọi là “Bốn cái đinh nắm giữ núi Kailash”, bởi vì chúng ngăn không cho Mahakala mang ngọn núi đi. Sau đó, Đức Phật ngồi trên tảng đá ở phía trước ngọn núi Kailash và giảng dạy giáo lý cho các vị thần Naga đang cư ngụ tại hồ Manasarovar và hồ Lanka. Ngày nay, khách hành hương Phật giáo gọi tảng đá ấy là “Pháp tòa của Đức Phật”.
Hồ Manasarovar
Núi Kailash là nơi linh thiêng duy nhất trên thế giới được tín đồ của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo và đạo Bonpo đều coi là thiêng liêng. Đối với các tín đồ của Phật giáo Nguyên thủy, đó là nơi lưu trú của Sthavira Angaja, với một hội chúng gồm 1.300 vị A-la-hán; với các hành giả của Kim Cương thừa thì núi Kailash là mạn-đà-la hay cung điện của Chakrasamvara. Tính chất thiêng liêng của núi Kailash và hồ Manasarovar đã được đề cập đến trong kinh điển. Với tín đồ của Ấn Độ giáo thì đó là nơi ở của thần Shiva. Núi Kailash cũng là nơi thiêng liêng của những người theo Kỳ Na giáo, bởi vì vị thánh đầu tiên của họ, hay Tirthankar, Bhagwan Rishabdevji, đã được Moksha (giải thoát) sau khi thiền định tại đấy. Với tín đồ của đạo Bonpo, núi Kailash là nơi linh thiêng mà ngài Miwo Shenrab, đấng sáng lập đạo Bonpo, đã giáng trần. Đối với tín đồ của đạo Bonpo, núi Kailash là “núi của sự sống” và hồ Manasarovar là “hồ của sự sống” của trái đất.
Bốn con sông lớn của tiểu lục địa Ấn Độ: song Karnali (đổ vào sông Hằng), song Indus, sông Sutlej và sông Brahmaputra đều bắt nguồn từ núi Kailash. Độ cao trung bình của khu vực là 4.700 mét so với mực nước biển. Độ cao của núi Kailash là 6714 mét so với mực nước biển. Về phía tây của núi Kailash là dãy núi Karakorum, phía bắc là dãy núi Côn Lôn, phía đông là dãy núi Magyal Pomra và phía nam là dãy núi Himalaya.
Khoảng cách giữa hồ Manasarovar và núi Kailash khoảng 26km và khoảng cách giữa hồ Manasarovar và hồ Lanka khoảng 5km. Hồ Manasarovar có bán kính 84km và nói chung là để đi giáp vòng quanh hồ thì phải mất bốn ngày.
Tổng hợp