Tin Tức

NGHĨA TRANG HÀNG DƯƠNG - CÔN ĐẢO

26/06/2021 Bởi:Công ty Cổ phần Dịch vụ và Du lịch Việt Phong
NGHĨA TRANG HÀNG DƯƠNG - CÔN ĐẢO

Lần nào ghé Côn Đảo tôi cũng phải đến nghĩa Trang Hàng Dương, để tưởng nhớ và thắp hương cho linh hồn những người liệt sĩ đã ngã xuống nơi đây.

Nghĩa trang hàng dương là nghia trang lớn nhất tại Huyện Đảo Côn Đảo, đây là nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975.

Nếu lần đầu đến với Nghĩa Trang Hàng Dương bạn nên đi cùng hướng dẫn viên hoặc thuyết minh viên để lắng nghe giới thiệu chi tiết về nghĩa trang Hàng Dương.

Nghĩa trang Hàng Dương với diện tích 190,000 m2 được chi làm 4 khu, theo số liệu ước tính có khoảng 20,000 tù nhân đã nằm lại tại đây. Tuy nhiên không phải tất cả đều nằm ở nghĩa trang Hàng Dương, nghĩa địa tù ban đầu được lập ở khu vực Chuồng Bò, sau dời lên Hàng Kèo. Từ năm 1944, chế độ khủng bố trăng sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã sát hại hàng ngàn tù nhân. Nghĩa địa Hàng Keo hầu như hết chỗ, thực dân Pháp mở nghĩa địa Hàng Dương để chôn tù. 

  • Khu A: gồm 688 ngôi mộ (có 7 mộ tập thể) trong đó có 91 mộ có tên và 597 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 trở về trước. Nơi đây có mộ của liệt sĩ cách mạng Lê Hồng Phong và nhà yêu nước Nguyễn An Ninh
  • Kku B: Sau khi khu A chật chỗ thì các tù nhân mất mới sẽ chuyển qua khu B. Gồm có 695 ngôi mộ (có 17 mộ tập thể) trong đó 276 mộ có tên và 419 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 đến 1960. Nơi đây có mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu và anh hùng Cao Văn Ngọc.
  • Khu C: Gồm 373 ngôi mộ (có 1 mộ tập thể) trong đó 332 mộ có tên và 41 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1960 đến năm 1975. Nơi đây có mộ của anh hùng Lê Văn Việt
  • Khu D: Gồm 157 ngôi mộ, trong đó có 14 ngôi mộ có tên và 144 mộ khuyết danh. Đặc biệt mộ khu D được quy tập các mộ từ Hòn Cao và Hàng Kẹo về.

Nghĩa trang hàng dương bây giờ được tu bổ và quy hoạch lại có được đặt tên là Nghĩa Trang Liệt Sĩ Hàng Dương, nhưng do dư luận phản ánh đóng góp để phù hợp nên đã điều chỉnh thành Nghĩa Trang Hàng Dương bởi lẽ trong đây ngoài những chiến sĩ cách mạng, anh hùng, liệt sĩ thì còn rất nhiều các ngôi mộ vô danh khác vô danh, trong đó còn có cả những ngôi mộ tập thể.

Ngoài ra trong khuôn viên Nghĩa Trang Hàng Dương còn có một số điêu khắc nổi bật như:

  • Tượng đài mang hình tượng trao áo, cao 9 mét, nặng 25 tấn được khởi dựng ngày 16/7/1980. Dưới chân bức tượng có ghi hàng chữ “Vĩnh biệt các đồng chí”. Tượng đài được dựng nên từ câu chuyện ông Vũ Văn Hiếu (nguyên bí thư đầu tiên của đặc khu mỏ Hòn Gai trước khi ra pháp trường đã trao lại chiếc áo của mình cho đồng đội để chống chịu lại những đêm sương rét nơi đây. Người nhận áo nguyên là cố Tổng bí thư Lê Duẩn.

  • Tác phẩm điêu khắc “Bất khuất” của nhà điêu khắc Đào Châu Hải có chiều dài 22 met, cao 3,2 mét, như một tấm bình phongphía mặt quần thể. VỚi hình tượng như một dãy núi, một bức tường nhà lao được xếp chồng từng khối, những chi tiết điêu khắc khoét lõm sâu vào thể hiện những nhân vật bị giam cầm, xiềng xích đang giúp đỡ, nương tự nhu đi xuyên trong những khối tường, thể hiện tinh thần yêu nước quật cường, đấu tranh bất khuất chống chủ nghĩa thực dân.

  • Chính diện lùi xuống bên trái là tác phẩm của nhà điêu khắc Phan Gia Hương, mang tên “Hy Vọng” cao 5 mét, tạc một nhân vật nữ hiên ngan trong gió biển, dang tay thả chim tự do, hình ảnh đó là biểu tượng về tinh thần lạc quan, yêu đời, đầy hy vogj như hóa thân chính từ nữ anh hùng Võ Thị Sáu – một huyền sử sáng chói tinh thần cách mạng, nhân văn.

Xung quanh nghĩa trang hàng Dương đó là hàng ngàn câu truyện huyền ảo, kỳ bí về nơi đây khiến người ta vừa lạnh sống lung mà mỗi lần đến tôi lại nghe được một vài câu chuyện khách nhau. Nhưng trên tất cả nơi đây mang một tinh thần kiên trung, bất khuất của những người anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cả cuộc đời cho nền độc lập và thống nhất của dân tộc.

Bạn hãy đến nơi đây và tự mình trải nghiệm những cảm nhận biết ơn sâu sắc cũng như niềm tự hảo với những con người đã hy sinh cho dân tộc tại đây trong hành trình ghé thăm Côn Đảo.

Viết bình luận
VN EN