Tin Tức Du Lịch

Vì sao người Nhật có thể ngủ ở bất cứ kì đâu kể cả trong hội nghị?

24/09/2019 Bởi:Admin
Vì sao người Nhật có thể ngủ ở bất cứ kì đâu kể cả trong hội nghị?

 

Đến với Nhật Bản – nơi sự an toàn luôn được đề cao tuyệt đối, bạn có thể thấy hình ảnh người dân nơi đây yên tâm “ngủ gật” chốn đông người Và điều gì đã khiến họ ngủ gật thoải mái ở bất cứ đâu như vậy. Mệt mỏi, áp lực hay đơn giản là thói quen về giấc ngủ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

 

vi_sao_nguoi_nhat_co_the_ngu_o_bat_ki_dau_ke_ca_ga_tau_hay_trong_hoi_nghi

 

Nguyên nhân người Nhật có thể ngủ ở bất cứ đâu

Việc bắt gặp hình ảnh “ngủ gật” của người Nhật Bản trên các tàu điện ngầm, ga, vỉa hè, phòng họp hay hội nghị là điều hết sức bình thường. Họ có thật sự là những người siêng năng, cần cù đang làm nên một đất nước hùng mạnh với nền kinh tế thứ 2 trên thế giới. Và có ý nghĩa đặc biệt nào ẩn sau giấc ngủ thường xuyên của người Nhật?

 

vi_sao_nguoi_nhat_co_the_ngu_o_bat_ki_dau_ke_ca_ga_tau_hay_trong_hoi_nghi

 

*Ngủ để tập trung cao độ

Theo quan niệm của người Nhật, khi khép đôi mắt lại, hạn chế hoạt động của thị giác thì sẽ tập trung được thính giác. Điều này giúp việc lắng nghe được tốt và rõ ràng hơn. Khi ấy, âm thanh cũng như lời nói của người khác sẽ được tiếp thu và ghi nhận một cách đầy đủ nhất. Trường hợp này thường xuất hiện trong các buổi họp, hội nghị khi các nghị sỹ, ủy viên, người Nhật mắt lim dim nhưng vẫn vỗ tay đều đều sau phần phát biểu của người khác.

 

vi_sao_nguoi_nhat_co_the_ngu_o_bat_ki_dau_ke_ca_ga_tau_hay_trong_hoi_nghi

 

*Ngủ là ngủ thật

Lý do người Nhật ngủ nhiều ở nơi công công như vậy là vì họ đã làm việc quá công suất. Dù ở thời điểm hiện tại, người Nhật có ngày nghỉ vào cuối tuần nhưng họ vẫn sử dụng thời gian nghỉ ngơi đó hoàn thành nốt công việc đang dang dở hay nỗ lực để công việc đạt hiệu quảt tốt nhất có thể.

Bên cạnh đó, người Nhật Bản lại thường có thói quen làm việc muộn vào buổi tối nên tình trạng thiếu ngủ là điều dễ xảy ra đối với đa số người lao động tại đất nước này. Chính vì vậy, thời gian chợp mắt đó như khoảng thời gian ít ỏi để họ tranh thủ nghỉ ngơi nạp lại năng lượng sau những giờ làm việc vất vả. Chẳng trách mà ở bất cứ đâu trong thành phố, quán cà phê, tiệm bách hóa, băng ghế công viên, trường học, ta đều có thể bắt gặp hình ảnh ngủ gật “vô tội vạ”. Nguyên nhân chủ yếu là vì họ quá bận rộn với guồng quay công việc.

 

vi_sao_nguoi_nhat_co_the_ngu_o_bat_ki_dau_ke_ca_ga_tau_hay_trong_hoi_nghi

 

Khi tình trạng này xảy ra quá phổ biến trong đất nước Nhật Bản thì họ đã đặt cho nó một cái tên dành riêng cho thói quen này là Inemuri, với ý nghĩa “ngủ khi làm việc”, hay định nghĩa chính xác hơn là “có mặt trong khi ngủ”.

Thói quen chợp mắt chốn đông người xuất phát từ thời kỳ bùng nổ kinh tế hậu chiến tranh. Vào những năm 1953 – 1973, Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc lớn mạnh nhất trên thế giới. Cuộc sống dư dả hơn, người dân có việc làm thì đồng nghĩa với việc phải làm quen với bận rộn và công suất công việc cao. Vì lẽ đó mà đến bây giờ, người Nhật vẫn tự hào là công dân của một quốc gia cần cù, chăm chỉ và là nơi luôn đặt thời gian lên hàng đầu.  

 

vi_sao_nguoi_nhat_co_the_ngu_o_bat_ki_dau_ke_ca_ga_tau_hay_trong_hoi_nghi

 

Ngủ gục trên tàu điện ngầm, ghế văn phòng hay trong lớp học là dấu hiệu của một nhân viên/học sinh mẫn cán. Để công việc đạt hiệu quả cao, nhiều vị sếp đồng ý cho cấp dưới duy trì thói quen này. Đôi khi, ngủ gật trong lớp cũng được chấp nhận vì học sinh đó thức khuya dậy sớm để ôn bài. Khi sống tại Nhật, chỉ cần không vượt quá giới hạn, chiếm lối đi hay gây ảnh hưởng cho người khác thì bạn hoàn toàn có thể chợp mắt nơi công cộng.

 

vi_sao_nguoi_nhat_co_the_ngu_o_bat_ki_dau_ke_ca_ga_tau_hay_trong_hoi_nghi

 

Tại sao inemuri lại được chấp nhận rộng rãi tại Nhật Bản hơn các đất nước khác?

Có nhiều môi trường lý tưởng để inemuri tồn tại và duy trì. Nhưng đối với người Nhật, lý do chủ yếu được chấp nhận là tính cách siêng năng chịu khó của họ. Khác với các đất nước khác, tăng ca là một trong những văn hóa chốn công sở của người Nhật. Bạn có biết hầu hết họ đều làm việc 10 tiếng hoặc nhiều hơn mỗi ngày nên việc “ngủ gật” nơi công cộng là điều hết sức dễ hiểu.

Sở dĩ họ có thể ngủ thoải mái như vậy là an ninh tại đây rất an toàn. Họ có thể ngủ mà chẳng lo bị mất đồ hay móc túi như các phương tiện công cộng ở các đất nước khác.

 

vi_sao_nguoi_nhat_co_the_ngu_o_bat_ki_dau_ke_ca_ga_tau_hay_trong_hoi_nghi

 

Một du khách đã từng du lịch Nhật và chia sẻ: “Hiếm lúc nào tôi cảm thấy sợ hãi, đặc biệt tại những nơi công cộng. Tại đất nước này, người dân có thể để túi hay tư trang quên trên ghế mà không ai động tới”


Nếu bạn muốn trải nghiệm văn hóa inemuri tại Nhật thì đừng quên những nguyên tắc sau đây:

- Không tựa đầu hay ngả vào người bên cạnh

- Gục đầu xuống bàn, dùng cặp hoặc túi xách làm gối

- Giữ trật tự nơi công cộng: Không ngáy, đặt chuông báo thức và đeo tai nghe. Nếu không đặt báo thức, bạn có thể mở bản đồ chỉ đường và đánh dấu điểm cần đến. Khi tới gần ga xuống, ứng dụng sẽ rung lên báo hiệu bạn đã tới nơi.

 

vi_sao_nguoi_nhat_co_the_ngu_o_bat_ki_dau_ke_ca_ga_tau_hay_trong_hoi_nghi

 

Nguyên nhân chủ yếu người ngủ gật nơi công cộng nhiều như vậy là do công việc quá bận rộn, người Nhật lại hay phải tăng ca nên thường gặp phải tình trạng thiếu ngủ. Những chiếc cặp tài liệu hay những chiếc balo chính là những chiếc gối hữu dụng trong khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn hạn của người lao động tại xứ sở anh đào.  

Viết bình luận
VN EN