NHỮNG KIẾN THỨC VỀ PHẬT GIÁO

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Những suy nghĩ về sự tha thứ

24/09/2019 Bởi:Admin
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Những suy nghĩ về sự tha thứ

Vì đây là những lời nói lấy ra từ buổi nói chuyện trực tiếp của Đức Đat Lai Lạt Ma, cho nên chúng tôi, viết xuống từng câu, rồi dịch từng câu, mỗi câu xuống hàng giống như lời nói của ngài. Cũng xin nói thêm, bản Anh Ngữ là bản chưa có sửa chữa.

Đức Đạt Lai Lạt Ma tìm hiểu những chủ đề về sự tha thứ, công lý, lòng từ bi, sự khoan dung, và tâm bình an.

Những Suy Nghĩ Về Sự Tha Thứ miêu tả những cuộc phỏng vấn với các nhà lãnh đạo và học giả từ các tôn giáo như đạo Sikh, Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Do Thái Giáo, và những truyền thống Thiên Chúa Giáo. 

Chương trình nầy được quay ở Amritsar, Ấn Độ, tại Chia Sẻ Trí Tuệ: Trường Hợp Của Tình Yêu Và Sự Tha Thứ, trong một cuộc họp của hội đồng quản trị của các nhà lãnh đạo tôn giáo của Viện Có Nhiều Tôn Giáo Khác Nhau Elijah. Hãy xem các đoạn phim để tìm hiểu thêm về cách tiếp cận của mỗi tôn giáo về sự tha thứ, cùng những vấn đề liên quan đến công lý, tình thương yêu, lòng từ bi, sự trừng phạt, sự trả thù, và sự thông cảm.

... Những Trình Độ Khác Nhau Của Sự Tha Thứ ...

Tôi nghĩ rằng có nhiều trình độ khác nhau của sự tha thứ.

Tôi nghĩ rằng để có trình độ cao hơn của sự tha thứ, thì chúng ta không nên có thái độ, vì họ là người nên vẫn xứng đáng nhận được, lòng từ bi và sự quan tâm của chúng ta.

Vì vậy, không nên có cảm giác sân hận đối với người đó. Đây là trình độ cao hơn của việc thực hành sự tha thứ.

Ở trình độ khác, điều đơn giản để làm, là cố gắng không tức giận người đó.

Đơn giản chỉ cần hành động theo cách (?...), để cản ngăn hành động của họ.

Điều quan trọng ở đây, là biết phân biệt, giữa người làm hành động và việc làm.

Những người bạn Thiên Chúa Giáo của tôi, biết phân biệt, tội lỗi và người làm tội lỗi.

Đối với tội lỗi, chúng ta không chấp nhận. Đối với người làm tội lỗi, chúng ta nên quan tâm, và có lòng từ bi với họ.

... Đòi Hỏi Công Lý ... Không Có Sự Giận Dữ ...

Chúng ta phải làm việc theo công lý, nhưng không có giận dữ, và không có hận thù.

Đây là điều có thể làm được.

Chúng ta phản đối việc làm sai trái của họ, nhưng không có giận dữ, không có hận thù.

Tôi nghĩ rằng sự tức giận đối với hành động thì được, nhưng không nên hướng tới người hành động.

Nếu bạn giữ sự tức giận, và có thái độ tiêu cực, với người đó.

thì người đó sẽ có thái độ tiêu cực đối với bạn, và sự thù hận sẽ kéo dài lâu hơn.

Nếu bạn thực hành sự tha thứ ở trình độ cao hơn, nghĩa là không làm mất đi sự tôn trọng, và không làm mất đi lòng từ bi,

nếu làm được như thế, thì thái độ của người đó có thể đổi thay với bạn, một cách tốt hơn.

Nếu bạn từ bỏ sự tức giận thì sẽ có nhiều cơ hội,

dù gặp phải trở ngại, nhưng có nhiều cơ hội, để có một sự đổi thay tích cực.

... Lòng Từ Bi Cho Người Trung Quốc ...

Chúng tôi cố tình mang sự từ bi, đến với các người tạo ra rắc rối.

Tôi đã biết một câu chuyện. Tôi cũng nghĩ rằng bạn đã nghe thấy một nhà sư Tây Tạng, người đã phải sống hơn 18 năm ở trong Trại Tù Gulag Của Trung Quốc.

Rồi sau đó, một lần vào đầu năm '80, ông có cơ hội đến Ấn Độ, rồi ông tham gia vào một tu viện giống như tu viện ông đã sinh hoạt trước đó.

Vì tôi biết ông rất rõ ràng, nên một lần kia tôi hỏi ông,

ông có kinh nghiệm gì trong suốt 18 năm sống trong Trại Tù Gulag Của Trung Quốc?

Ông nói với tôi, một vài lần ông đã phải đương đầu với hiểm nguy.

Tôi nghĩ, có lẽ là sự nguy hiểm cho tính mạng ông,

rồi câu trả lời của ông, là mối nguy cơ mất đi lòng từ bi đối người Trung Quốc.

Đây chính là một dấu hiệu thật sự, của sự thực hành lòng tha thứ.

... Sự Khoan Dung...

Thật ra, lòng khoan dung, là dấu hiệu của sức mạnh, không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối.

Những người yếu đuối, cảm thấy bất an trong tâm hồn.

Sau đó, vào lúc ban đầu, nhờ có hành động mạnh mẽ, và đầy tự tin.

Sau đó, nhờ có cơ hội, thực hành lòng khoan dung và sự kiên nhẫn.

Đây là những dấu hiệu của sức mạnh nội tâm.

... Sự Huấn Luyện Phật giáo ...

Với sự huấn luyện này, chúng ta học làm giảm đi sự giận dữ, hoặc sự thù hận qua sự lý luận, và qua thực tập thiền định.

Tôi muốn nói đến lý do mang lại niềm tin. Niềm tin mang lại sự nhiệt tình.

Sự nhiệt tình mang lại sự nỗ lực.

Nỗ lực, nỗ lực liên tục, bất kể thời gian, một tuần, một tháng, hoặc nhiều năm, hoặc nhiều chục năm,

nỗ lực liên tục cuối cùng thay đổi thái độ tinh thần của chúng ta.

... Tâm Bình An ...

Những điều đã xảy ra, không lấy lại được. Sau đó, chuyện ta tức giận không giúp gì cho ta cả, chỉ phá hủy tâm bình an, trong ta.

 Vì thế, hãy cố giữ, cho tâm ta bình an.

Sau đây, là những thông tin để thực hành sự khó khăn nầy.

 Sau đây, là một phương pháp thực hành.

... Giữ Tâm Bình An ...

Tôi nghĩ rằng thiền định, nói một cách tổng quát, làm cho tâm chúng ta bình an.

Vì, sau khi tâm bình an, bạn có thể phân tích mọi việc, đúng đắn hơn.

Khi tâm bị rối loạn, tâm không thăng bằng, chúng ta không thể phân tích các tình huống thật của thực tại, thành công.

Vì thế, thiền định là việc làm hữu dụng, có ích lợi, giúp tâm bình an.

... Sự Tức Giận ...

 Sự tức giận đối với hành động, sự tức giận đối với nguy hiểm, tôi nghĩ, có lẽ đây là điều tốt. Vì, sự tức giận nầy có giới hạn.

Sự tiêu cực, và sự hủy hoại, của sự giận dữ, trong trường hợp nầy thì hạn chế.

Sự tức giận đối với con người, đối với người hành động, tôi nghĩ nghiêm trọng hơn.

 ... Khoảng Cách Giữa Thực Tế Và Sự Nhận Thấy ...

Toàn bộ mục đích của sự giáo dục là cố gắng để hiểu biết đúng về thực tế.

Điều nầy có nghĩa là, cố gắng giảm bớt khoảng cách giữa thực tế và sự nhận thấy của chúng ta.

Điều nầy có nghĩa là, giúp cho hành động của chúng ta thực tế hơn.

Nhờ đó, chúng ta đạt được lòng ước mong được sống những ngày hạnh phúc, được sống một đời hạnh phúc.

và vượt qua được sự đau khổ hoặc sự trở ngại. Đây là quyền căn bản của chúng ta. Đây là mục đích chính yếu của đời sống chúng ta.

www.daophatngaynay.com

Viết bình luận
VN EN