Là người Phật tử chân chính, chúng ta biết buông xả những thói quen có hại cho người, vật nhưng phải luôn có trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. Nhằm phát huy Bồ đề tâm chúng ta ngày càng thêm vững chắc, để ta có cơ hội trả ơn công lao sinh thành của cha mẹ, mà vẫn chu toàn mọi việc. Chúng ta làm việc tốt hơn, sống có ý thức và trách nhiệm bằng trái tim hiểu biết. Lẽ sống chính là hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị nền tảng của chính mình. Khi ta sống có ý thức trách nhiệm ta sẽ biết mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng 60 năm cuộc đời này để làm tròn bổn phận đối với gia đình người thân và đóng góp lợi ích xã hội.
Người sống độc thân sẽ không phải bị ràng buộc đời vào đời sống hôn nhân gia đình hạnh phúc lứa đôi. Chúng ta tự do với chính cuộc đời mình mà thoải mái làm việc đóng góp lợi ích xã hội. Chúng ta sẽ thảnh thơi tự do giao tiếp gặp gỡ nhiều người, nói cười vui tươi. Sống độc thân là một diễm phúc để chúng ta có cơ hội rèn luyện thân tâm khỏi vướng bận về tình cảm cá nhân giữa mình và người.
Để giữ cho trái tim của chúng ta khỏi phải vá víu vì những men say tình ái của đời sống lứa đôi. Cũng như dòng nước đổ xuống sẽ không bao giờ chảy ngược trở lại.Thời gian cứ âm thầm lặng lẽ trôi qua sẽ không bao giờ có thể quay lại, đó là sự thật nhưng ít ai quan tâm để ý.
Học vấn, kiến thức, hiểu biết những điều ta học được từ sách vở không quan trọng bằng kinh nghiệm sống, sự trải nghiệm và những điều học hỏi được từ cuộc đời.Trải qua thất bại và học hỏi từ chính những thất bại đó làm cho chúng ta trở nên chững chạc hơn trong cuộc sống.
Thời gian là một tài sản vô giá và quý trọng nhất trong cuộc đời, nên thời gian là vàng là bạc.Bởi thế khi còn thời gian thì chúng ta sẽ có thể làm được nhiều việc, mà đóng góp lợi ích cho nhân loại. Trong cuộc sống với bộn bề công việc cùng bao nỗi lo toan, chúng ta cảm thấy quá mệt mỏi và căng thẳng nên đi chùa lễ Phật để cầu khẩn van xin mong sự trợ giúp của Phật pháp để giải tỏa những bế tắc.
Thực tế cho thấy khi chúng ta biết buông xả những lợi danh hay thù hận, thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của phiền não tham, sân, si, mà cảm nhận được niềm vui. Có buông xả được thì lòng ta mới rộng mở, ai có làm điều gì xúc phạm ta cũng dễ dàng tha thứ, mà nếu có buồn giận chỉ trong thoáng chốc rồi cũng bỏ qua. Nhưng chúng ta phải biết buông xả không có nghĩa là buông bỏ, dẹp hết tất cả mọi công ăn việc làm để chỉ lo cho bản thân mình. Không có nghĩa là chối bỏ, trốn tránh trách nhiệm đối với gia đình người thân và xã hội.
Là người Phật tử chân chính, chúng ta biết buông xả những thói quen có hại cho người, vật nhưng phải luôn có trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. Nhằm phát huy Bồ đề tâm chúng ta ngày càng thêm vững chắc, để ta có cơ hội trả ơn công lao sinh thành của cha mẹ, mà vẫn chu toàn mọi việc. Chúng ta làm việc tốt hơn, sống có ý thức và trách nhiệm bằng trái tim hiểu biết. Lẽ sống chính là hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị nền tảng của chính mình. Khi ta sống có ý thức trách nhiệm ta sẽ biết mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng 60 năm cuộc đời này để làm tròn bổn phận đối với gia đình người thân và đóng góp lợi ích xã hội.
CON NGƯỜI KHÓ BUÔNG XẢ DO DÍNH MẮC QUÁ NHIỀU
Những người đang yêu nhau tha thiết không muốn rời xa nhau vì đam mê, vì say đắm, vì luyến ái nhớ nhung chắc có lẽ sợ nhất là mất người yêu…Có người thì sợ mất gia đình người thân mà mình yêu quý nhất như cha mẹ lo cho con cái, như vợ chồng thương yêu nhau, như anh em cùng vui vẻ thuận thảo thương mến nhau… Và những người đang thăng tiến trên con đường công danh, sự nghiệp thì có lẽ sợ mất quyền cao chức trọng và sợ không còn ai cung kính, tôn trọng khi bị thân bại danh liệt…
Nói chung tất cả chúng ta sợ bị đánh mất rất nhiều thứ, toàn là những điều có liên quan đến sự sống gia đình và xã hội!...Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, quý giá nhất mà chúng ta đã đánh mất nó từ lâu đó là chính mình!
Chúng ta đừng bao giờ vì muốn được lòng một ai đó mà tự đánh mất chính mình… Thế gian này đã từng có rất nhiều người đánh mất cả cuộc đời chỉ vì quyền lợi riêng tư, mong được có địa vị danh vọng và mau thăng quan tiến chức mà sống trong lừa đảo, dối trá, bóc lột kẻ dưới…Chính vì vậy, “Nhận biết chính mình” mới là điều cần thiết và quan trọng nhất.
Nếu chúng ta biết tất cả mọi thứ trên đời, trên thông thiên văn, dưới am tường mọi sự việc mà lại không biết chính mình là ai, là gì, mình từ đâu đến và sau khi chết đi về đâu, thì sự hiểu biết ấy chỉ đáp ứng được giá trị bên ngoài nên không thể giúp ta hoàn thiện chính mình để thật sự sống bình yên, hạnh phúc.
Người xưa nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Thắng ở đây không chỉ là thắng theo kiểu chiến trận, thắng ở đây cũng chưa hẳn là thắng người hay thắng kẻ thù mà thắng ở đây là thắng chính mình. Chúng ta chiến thắng những dục vọng thấp hèn có tính cách, tham lam, sân hận, si mê để vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời nhờ biết cách làm chủ bản thân để không bị các thói quen xấu ác có tính cách làm tổn hại cho người và vật.
Chúng ta cần biết được chính mình để sống tốt hơn trong mối quan hệ với gia đình người thân, với bạn bè, với đồng nghiệp và với tất cả mọi người trong xã hội.
CHÁNH TÍN NHÂN QUẢ PHÁ TRỪ MÊ TÍN
Đạo Phật chủ trương lấy nhân quả làm nền tảng của sự sống để phản ảnh mọi lẽ thật hư trong cuộc đời này bằng ánh sáng trí tuệ, nhằm thấu suốt nguyên lý thế gian. Mọi lẽ thật giả đều hiện bày sau khi có sự chiêm nghiệm và suy xét bởi ánh sáng giác ngộ, nhận thấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là "chánh tín". Ngược lại, tin mà không hiểu rõ cội nguồn của mọi lý lẽ là tin càn tin bướng, người tin như thế là "mê tín".
Chính vì thế người học đạo cần phải có lòng tin, song lòng tin ấy đã trải nghiệm qua sự quán chiếu, suy xét và có chọn lọc kỹ càng.Mê tín là lòng tin mù quáng không thấy đúng lẽ thật, không thấy đúng chân lý vì mê muội. Như tin ông đồng bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao giải hạn, tin có một người ban phước giáng họa v.v... Những lối tin này không có logich, không đủ bằng chứng, không có lợi ích, nên gọi là mê tín, vì đi ngược lại với giáo lý nhân quả.
Sao gọi là mê tín?
Mê tín là lối tin mù quáng khiến con người mất hết khả năng suy đoán và phán xét của mình. Một số người chủ trương mê tín làm mê hoặc thế gian, để hưởng lợi cho riêng mình. Một cuộc sống ấm no và bền vững bởi con người văn minh, một dân tộc có hiểu biểu chân chính vì đã thông suốt mọi lý lẽ, không cho phép sự mê tín len lỏi trong dân tộc mình.
Mê tín do tâm mong cầu quá đáng - Con người khi mong cầu một điều gì mà quá khả năng mình thì dễ sinh mê tín. Ví như có một người muốn vay một số vốn lớn làm ăn, không biết việc làm ăn này sẽ đạt được kết quả tốt hay xấu. Tự nhiên lòng họ thấy băn khoăn lo lắng không biết hỏi ai, tin ai. Nghe nói có một ông thầy nào đó biết được quá khứ vị lai đoán trúng được vận mệnh của mọi người, họ liền tìm đến để cầu cho được. Chỉ tốn tiền quẻ có năm bảy trăm hoặc vài ba triệu, biết việc làm cuả mình thành công hay thất bại thì ai mà không ham. Chính vì lòng tham và sự mong cầu quá đáng mà dẫn con người ta đến mê tín dị đoan.
Mê tín do tâm lo lắng sợ hãi – Con người ta hay lo lắng sợ hãi, suy nghĩ vu vơ là gốc sinh ra mọi điều mê tín. Có những người bị tai nạn dồn dập, vừa té xe bị thương lại bị người giựt nợ, con trai thi rớt, con gái bị bệnh..mất bình tĩnh, nghe đồn ông thầy đó coi tay xem tướng rất giỏi và có thể trừ được tà ma yêu tinh quỷ mị. Hoặc có người sợ vận sui hạn xấu, nên đầu năm đến chùa cúng sao giải hạn, cầu cho tròn năm cuộc sống được hanh thông, gia đình được an vui may mắn. Hoặc có người vì thương cha mẹ đã quá cố, sợ cha mẹ chết rơi vào địa ngục chịu đói khổ nhọc nhằn, họ bèn nhờ thầy cúng dán lầu kho, xe cộ, giấy tiền vàng bạc, lễ cúng đốt xuống cho cha mẹ được an hưởng nơi âm ty... Mọi sợ hãi đều bắt đầu từ sự mê tín.
Đã làm người ai cũng có thể ước mơ hay mong cầu một điều gì đó, rồi tình trạng lo lắng sợ hãi, trong bầu vũ trụ bao la này với thiên nhiên huyền bí, chính vì chưa thấu rõ hết nguyên lý nhân duyên quả nên con người dễ dàng rơi vào mê tín dị đoan. Dù là người học cao hiểu rộng nhưng trong tâm vẫn có niệm mong cầu và sợ hãi hoặc quá tham lam, họ sẽ bị mê tín dị đoan chi phối.
Nếu chúng ta đã tin sâu nhân quả, tin mình là chủ nhân ông của bao điều họa phúc thì ta chỉ cần phát tâm làm việc tốt có lợi ích cho mình và người thì điều tốt sẽ đến. Người quá tham lam hay mong cầu những điều thiện lành đến với mình, thì ta chỉ việc gieo nhân quả tốt, còn quả đến sớm hay muộn là do duyên phụ thuộc. Thế mà, chúng ta không ứng dụng ngay cội gốc, lại chạy theo ngọn ngành, hao phí tiền bạc một cách vô ích, đó gọi là mê tín.
www.daophatngaynay.com